Quỳnh An
" alt=""/>Bình An tố Quỳnh Kool ăn mắm tôm trước khi diễn cảnh hônChâu Nhuận Phát sinh năm 1955 trong một gia đình nghèo tại Hong Kong. Từ nhỏ, tài tử đã phải lao động vất vả, làm đủ mọi công việc để kiếm tiền giúp gia đình. Năm 17 tuổi, ông phải bỏ học để bươn chải với nhiều công việc khác nhau như trực khách sạn, đưa thư, bán máy ảnh và tài xế taxi. Dù làm việc chân tay, Nhuận Phát lại ôm niềm say mê nghệ thuật với ước mơ trở thành diễn viên luôn canh cánh trong lòng.
Cuộc đời Châu Nhuận Phát chính thức sang trang sau khi ông đọc được thông báo tuyển diễn viên của hãng phim TVB năm 1973. Nhờ ngoại hình điển trai và chiều cao lý tưởng, ông nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công trên con đường nghệ thuật.
![]() |
Vai Hứa Văn Cường trong 'Bến Thượng Hải' được nhận xét là kinh điển của Châu Nhuận Phát. |
Tên tuổi của ông gắn liền với những bộ phim kinh điển trên màn ảnh Hoa ngữ như: Tiếu ngạo giang hồ, Thần bài, Bản sắc anh hùng... Năm 1980, tài tử họ Châu thực sự trở thành ngôi sao của màn ảnh nhỏ sau khi thủ vai Hứa Văn Cường trong bộ phim truyền hình dài 25 tập Bến Thượng Hải. Đây cũng được xem là một trong những bộ phim truyền hình thành công nhất màn ảnh Hoa ngữ.
Bên cạnh đó, nam diễn viên khẳng định sức hút ở lĩnh vực điện ảnh với loạt tác phẩm công phá phòng vé lẫn giá trị về mặt nghệ thuật. Trong sự nghiệp, ông từng hai lần nhận giải Ảnh đế tại Kim Mã và ba lần lên ngôi ở Kim Tượng.
Giữa thập niên 1990, Châu Nhuận Phát tham vọng lấn sân Hollywood với hy vọng sẽ trở thành một ngôi sao người Hoa ở tầm quốc tế như Lý Tiểu Long đã từng làm được. Theo thông tin từ giới làm phim, cát xê của ông với mỗi dự án tham gia lên tới 105 tỷ.
Tỷ phú sống đời giản dị, quyên góp hết tài sản khi mất
Châu Nhuận Phát có hai đời vợ. Người vợ đầu của ông là Dư An An. Hai người lập gia đình vào năm 1983 khi ông đang là ngôi sao của hãng TVB còn Dư lại là ngôi sao của hãng truyền hình đối địch ATV. Điều đáng tiếc là 9 tháng sau ngày cưới, cặp đôi đã làm thủ tục ly dị. Những rắc rối gia đình này đã làm ảnh hưởng tới sự nghiệp điện ảnh của ông trong những năm đầu thập niên 1980.
![]() |
Năm 1986, Châu Nhuận Phát cưới doanh nhân người Singapore - Trần Oải Liên. Sau khi đóng Cổ tích mùa thu ở New York, tài tử cầu hôn vợ, sau đó hai người đăng ký kết hôn ở đây. Nhiều năm bên nhau, cặp đôi từng trải qua nhiều biến cố cuộc sống. Vợ Châu Nhuận Phát từng mang thai nhưng sảy thai. Sau trải nghiệm đau khổ đó, vì không muốn vợ phải chịu bất trắc khi sinh nở, Châu Nhuận Phát quyết định không sinh con.
Chia sẻ trong một bài phỏng vấn, Châu Nhuận Phát ông và vợ luôn tìm ở nhau những điểm gắn kết từ đối phương kể cả ưu hay khuyết điểm. "Bình thường, nếu không đóng phim, tôi thích ở nhà. Tôi ít nói còn vợ thì nói nhiều. Có lúc tôi thấy mệt vì cô ấy ra rả cả ngày nhưng nếu không nghe thấy giọng của vợ, tôi sẽ bứt rứt khó chịu".
Theo Sina, nam diễn viên hiện sở hữu khối tài sản mơ ước lên đến 5,6 tỷ đô la Hong Kong (tương đương 714 triệu USD)), bao gồm chuỗi bất động sản rải rác ở Hong Kong, Trung Quốc, cổ phần tại các tập đoàn quốc tế và ngoại tệ, cổ phiếu...
Dù sở hữu khối tài sản khổng lồ, Châu Nhuận Phát lại có lối sống giản dị trái ngược với sự xa hoa của những người trong làng giải trí. Việc đi lại bằng phương tiện công cộng, ăn uống ở những hàng quán ven đường hay mua sắm đồ giảm giá đã gắn liền với hình ảnh của tài tử họ Châu nhiều năm qua.
Cũng vì thế mà người hâm mộ Châu Nhuận Phát thường có câu: “Nếu bạn muốn gặp các ngôi sao Hong Kong, hãy đi mua sắm những trung tâm thương mại, cửa hàng xa xỉ nhất đặc khu. Còn nếu muốn gặp Phát Ca hãy đi đến khu vực tàu điện ngầm, trạm xe buýt và chợ rau ở khu Cửu Long”.
Cách đây không lâu, tài tử gạo cội cho biết ông học tập Bill Gates khi dành 99% tài sản để làm từ thiện giúp đỡ người nghèo, 1% tài sản còn lại sẽ được giữ cho cuộc sống hai vợ chồng. “Đúng vậy, vì đó không phải tiền của tôi, mà tôi chỉ giữ giùm, gặp người nào cần là tôi trả lại cho họ. Tiền bạc là vật ngoài thân, giúp ích được cho xã hội thì giúp”, ông nói.
Châu Nhuận Phát có cuộc sống gương mẫu, lành mạnh bậc nhất trong số các ngôi sao. Ông hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí, thay vào đó dành phần lớn thời gian tập luyện các môn thể dục, thể thao và du lịch cùng người vợ Trần Oải Liên. Khi bị khán giả vô tình nhìn thấy và muốn chụp ảnh cùng, tài tử rất vui vẻ đồng ý.
Ở tuổi 65, tài tử Hong Kong giờ đã in hằn dấu vết thời gian, sự nghiệp bước qua bên kia sườn dốc, song ông vẫn giữ tinh thần sống lạc quan, tràn đầy năng lượng.
Clip Châu Nhuận Phát trong "Bến Thượng Hải"
Thúy Ngọc
Huỳnh Nhật Hoa nổi tiếng với hình tượng anh hùng trượng nghĩa trên màn ảnh. Ngoài đời, anh cũng là người chồng, người cha được nhiều người ngưỡng mộ khi dành cả đời chăm lo vợ con.
" alt=""/>Có 700 triệu USD, Châu Nhuận Phát sống bình dị khó tinHạ tầng dữ liệu hiện đại của Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn CMC cho hay, lễ khai trương trung tâm dữ liệu diễn ra đúng dịp kỷ niệm 77 năm thành lập ngành Bưu điện - nay là ngành TT&TT. Sự ra đời trung tâm dữ liệu hiện đại như của CMC sẽ góp sức vào khát vọng xây dựng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Trung tâm dữ liệu đặt trong Khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7, TP.HCM) có quy mô hiện đại với 1.200 tủ rack, đạt tiêu chuẩn Tier 4, đáp ứng nhiều yêu cầu cao nhất trong ngành ngân hàng. Trung tâm dữ liệu này vượt qua 115 bài kiểm tra gắt gao của Uptime Institute - một tổ chức đánh giá có uy tín toàn cầu. Sự ra đời của CMC Data Tân Thuận góp phần lớn trong việc xây dựng hạ tầng số trong nước, khởi đầu cho mục tiêu biến Việt Nam thành trung tâm công nghệ số của khu vực.
Trung tâm được xây dựng xuyên suốt trong 2 năm dịch bệnh, hoàn thành đúng kế hoạch nhờ sự hỗ trợ của chính quyền TP.HCM .
Chủ tịch CMC cho biết, tập đoàn đang xây dựng giải pháp bảo mật cho nhiều công ty lớn tại Việt Nam và toàn cầu, trong đó có nhiều doanh nghiệp nằm trong danh sách Fortune 500. Đồng thời, cung cấp hàng ngàn kỹ sư cho Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của Samsung; ra mắt nền tảng mở C.OPEN để xây dựng các nền tảng Make in Vietnam và Đại học CMC nhằm đào tạo nguồn nhân sự chất lượng cao.
“Những hoạt động của CMC nhằm xây dựng chuyển đổi số cho người Việt, tích luỹ tri thức cho người Việt, làm giàu cho đất nước”, ông Nguyễn Trung Chính khẳng định.
Chủ tịch CMC cũng kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ, thu hút nhân lực chất lượng cao, mời gọi doanh nghiệp Việt và quốc tế đến xây dựng tương lai tại Việt Nam và khuyến khích khối tư nhân xây dựng hạ tầng cơ bản như CMC đang làm. Nếu giải quyết được những bài toán trên, việc xây dụng đất nước giàu mạnh hoàn toàn khả thi.
Không có hạ tầng số sẽ không có chủ quyền số
Phát biểu tại lễ khai trương, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng hạ tầng số để phát triển công nghệ số và chuyển đổi số, người Việt phải làm chủ dữ liệu của người Việt.
Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định ngành Bưu điện - nay là ngành TT&TT - đang dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số của đất nước. Hiện nay, gần 100% người trưởng thành được tiếp cận Internet. Ở giai đoạn này, khái niệm hạ tầng số được nói đến nhiều hơn, trở thành công cụ kết nối vạn vật, là hạ tầng của nền kinh tế số. Sự dịch chuyển sang hạ tầng số chính là cú chuyển đổi lịch sử lần thứ hai của ngành Bưu điện.
Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia đi đầu về chuyển đổi số, nhờ sự quyết liệt của Đảng và Nhà nước, Chính phủ trong nỗ lực hướng đến nền kinh tế số. Để tiếp tục phát triển, các định hướng cần xây dựng trên hạ tầng số. Hạ tầng số phải đi trước. Muốn vậy, cần ưu tiên phát triển hạ tầng đám mây, các trung tâm dữ liệu.
Cũng như tuyến cáp quang tại Việt Nam phải do Việt Nam xây dựng, Bộ trưởng nhấn mạnh dữ liệu tại Việt Nam phải do người Việt tạo ra và lưu giữ. Nếu không có hạ tầng số sẽ không có chủ quyền số.
Đến năm 2025, đầu tư vào điện toán đám mây sẽ vượt qua đầu tư viễn thông. Nhưng hiện nay đầu tư cho hạ tầng đám mây vẫn chưa tương xứng, chỉ tương đương 10% đầu tư viễn thông. Do đó, Bộ TT&TT đánh giá cao CMC trong việc tiên phong đầu tư vào hạ tầng số.
“Doanh nghiệp đang sử dụng cloud nước ngoài hãy chuyển về dùng của Việt Nam. Người Việt Nam phải ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi.
Kỳ vọng trung tâm dữ liệu sẽ trở thành trái tim chuyển đổi số
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá TP.HCM là thành phố phát triển bậc nhất Việt Nam. Tuy đang gặp một số khó khăn, song thành phố vẫn năng động, sáng tạo, là đầu tàu của cả nước. Mục tiêu của TP.HCM là dẫn đầu về kinh tế số, xã hội số, muốn vậy vai trò trực tiếp của các doanh nghiệp như CMC rất quan trọng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng Trung tâm dữ liệu CMC Tân Thuận sẽ giúp TP.HCM và Việt Nam phát triển kinh tế số, chuyển đổi số: “Hy vọng trung tâm dữ liệu này sẽ là trái tim của chuyển đổi số tại TP.HCM và cả nước”.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước đề nghị CMC tiếp tục phát triển khoa học công nghệ, vận hành tốt trường đại học và nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, nên kết hợp với các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng nhân lực số, công nghệ số.
Chủ tịch nước cũng yêu cầu các cơ quan chức năng xây dựng cơ chế để phát triển đột phá về chuyển đổi số, tạo chính sách phù hợp thu hút nhân lực chất lượng cao, xây dựng năng lực quản trị nhà nước để các doanh nghiệp đầu tư biến Việt Nam thành trung tâm công nghệ (tech hub) trong khu vực.
" alt=""/>Không có hạ tầng số sẽ không có chủ quyền số